Được biết đến với đất nước nông nghiệp nhưng nhìn lại những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa thật sự xứng tầm với tên gọi ấy. Nhìn chung sản suất nông nghiệp nước ta manh múng, tự phát, thiếu tổ chứng, thiếu kết cấu. Với kiểu sản xuất nhỏ lẻ như vậy, dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mà bà con nông dân chưa hề có biện pháp thích ứng nên tình hình nông sản trong nước luôn có những biến động khó lường.
Năm 2016 và những năm tới miền Bắc sẽ có kiểu khí hậu rét đậm và rét nhiều đợt. Do vậy sản xuất nông nghiệp nói chung mà ngành trồng trọt nói riêng bị ảnh hưởng không nhỏ. Nhất là về nhu cầu rau xanh. Những vườn rau, bầu bí, rau củ quả trải qua những đợt rét sâu 10-15 độ C trong vài ngày đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng làm năng suất suy giảm đáng kể và có cả thất thu. Trước tình hình ấy, nông sản hay rau củ quả mà miền Bắc tiêu thụ đa phần từ các tỉnh nam Miền Trung và Tây Nguyên cung ứng. Lúc này giá cả tăng lên 1-2 lần so với giá ngày thường (giá tại vườn). Qua tay thương lái và vận chuyển, giá đến tay người tiêu dùng đã tăng lên gấp 3-4 lần. Các thương lái được giá, được lợi nhuận cao đã cho cả những xe tải nhỏ (loại 0,8-1 tấn) đến tận vườn thu gom và tập trung đóng gói gần đó để chuyển lên xe tải lớn ra Bắc. Lúc này bà con nông dân các tỉnh nam Miền Trung và Tây Nguyên được mùa, được giá. Nhưng bà con nông dân chúng ta thường có tính làm theo phong trào. Khi thấy được mùa, được giá là ào ào làm theo, làm một cách vô tội vạ. Điều này dẫn đến diện tích rau củ quả tăng lên đáng kể, lượng hàng hóa làm ra nhiều vố số. Nên sớm hay muộn gì bà con cũng tự “giẫm lên nhau” khi mà người người trồng rau củ quả, nhà nhà trồng rau củ quả. Và một phần nữa là khi thời tiết hết rét, bà con miền Bắc cũng bắt tay vào sản xuất trở lại. Lúc này lượng hàng hóa chỉ còn biết “đi lòng vòng” rồi cung vượt cầu.
Điệp khúc này có lẽ còn lặp lại ít nhất trong 5 năm tới khi bà con chưa thật sự sẵn sàng thích ứng và chúng ta chưa có một định hướng sản xuất mới. Lý do là vì phần lớn bà con nông dân trực tiếp tham gia sản xuất hàng hóa (làm nông) đa số là người lớn tuổi (45 tuổi trở lên). Họ vốn là những người nông dân “thuần nông” quanh năm với ruộng đồng nên chuyện nắm bắt thông tin sẽ còn rất chậm chạp. Trong khi đó thế hệ trẻ đa số chúng ta lại theo con đường học vấn hoặc bỏ quê lên thành phố hoặc các khu công nghiệp để hy vọng một cuộc sống “thoát khỏi cảnh nông dân”. Với họ có về quê thì cũng không mặn nồng với việc đồng án, không hứng thú với cây lúa, cây đậu, cây bầu, luống rau. Những người theo con đường tri thức (học hành đến nơi đến chốn) thì dường như chỉ muốn có một ít rau sạch để ăn còn chuyện làm nông nghiệp thuần túy thì gần như không còn mặn nồng nữa. Có chăng họ hướng đến những mô hình nông nghiệp mới nhưng với tình hình hiện tại thì khả năng thực thi những ý tưởng đó còn quá dài so với khoảng 5 năm tới.
Bài viết mang nhiều ý kiến cá nhân nhìn về thực tại nông nghiệp trong nước. Nếu đồng quan điểm, xin bà con theo dõi tiếp phần sau ở bài viết kế tiếp.
Kính chúc bà con có những vụ mùa bội thu!