Thời gian gần đây nhu cầu chơi phong lan ngày càng nhiều trong khi đó diện tích rừng nguyên sinh ngày càng bị thu hẹp; lượng lan rừng khai thác tự nhiên gần như không còn bao nhiêu nữa. Đa số phong lan hiện tại trên thị trường thường là của các nhà vườn trữ nay đem ra bán. Một số loại đặc biệt như hoàng thảo trầm rừng Điện Biên, hoàng thảo kèn rừng Lai Châu, ngọc điểm rừng An Lão, giả hạc trắng xuân Di Linh,… đã gần như tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Tuy nhiên nhu cầu thưởng thức cũng như nuôi trồng những dòng lan này là vô tận.
Như vậy, để có được nguồn giống lan đặc biệt quý hiếm này, nhiều nhà vườn trong đó có Thiên Lý farm đã tham gia hợp tác nghiên cứu và nhân giống thành công một số dòng lan đó dưới dạng cây gieo hạt cấy mô. Về mặt lý thuyết, lan cấy mô mang đầy đủ đặc điểm của cây mẹ; trong khi đó lan gieo hạt lại mang một nửa đặc tính của mẹ và một nửa đặc tính của bố. Đương nhiên trong số đó sẽ có những cá thể đột biến nhưng tỷ lệ này không cao. Dẫu sao, khi bố mẹ là những cây lan thuần chủng được nuôi trồng nhiều năm tại nhà vườn thì đặc điểm di truyền của các cặp cây bố mẹ đó sang cho thế hệ cây con là rất đặc biệt.
Xem video hướng dẫn lấy lan ra khỏi chai tại đây
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trồng lan từ trong chai thành công. Khó thì không khó nhưng chỉ một vài thao tác thừa hoặc không đúng có thể làm chết cả chai. Sau đây là những “cái chết” khi trồng lan cấy mô
- Trồng lan con như trồng rau lang (rễ ngập sâu trong giá thể) chết 90-100%
- Giá thể trồng không sạch, không được xử lý trước. Nguyên nhân này làm chết 70%
- Bội thực – bón phân quá nhiều, quá liều. Chết 70%
- Tưới thừa nước. Do giá thể trồng loại này thường khá giữ ẩm nên dễ bị thừa nước. Chết 60%
- Để quá khô. Trường hợp này xảy ra khi ghép trực tiếp lên gỗ. Chết 30%
- Không phun thuốc phòng trị nấm bệnh định kỳ. Chết 20%
Trên đây là 6 nguyên nhân mà các nhà vườn nghiệp dưa hay vấp phải. Hy vọng qua bài viết này anh chị em sẽ khắc phục tốt hơn. Tham khảo bài hướng dẫn trồng lan cấy mô tại đây
Kính chúc sức khỏe và thành công!