Hướng dẫn ươm lan con từ hạt

0

     Phong trào trồng và chăm sóc lan rừng ở hiện nay rất phát triển. Gần như người chơi đều sưu tầm cho mình vài chục giò lan để ngắm nghía và chăm sóc. Ai cũng muốn tự tay chăm sóc những giò lan mà mình tâm đắt. Một ngày nào đó, trong vườn có được một vài trái lan sau một mùa hoa rực rỡ. Có người tiến hành cắt bỏ vì để lại chỉ làm phí dinh dưỡng của cây nuôi trái mà không biết làm gì với trái lan thu được. Nay Thiên Lý farm xin chia sẻ kinh nghiệm về việc gieo ươm cây lan từ trái tại vườn nhà.

    Cần phải nói rõ rằng việc ươm nuôi này chỉ mang tính trãi nghiệm để có thể có những giò lan tự tay trồng lên. Về mặt kinh tế phương pháp này gần như không đem lại hiệu quả vì số lượng hạt nảy mầm quá ít và cây cũng rất chậm lớn. Do đó quý anh chị em nên cân nhắc trước khi làm.

    Nếu quý anh chị em có những trái lan quý có thể sử dụng một trong 4 phương pháp sau:

  1. Một là anh chị em đầu tư đặt cấy để bán cây giống sau này. Phương pháp này đỏi hỏi tốn kinh phí, anh chị đặt tối thiểu 5000 cây. Giao hàng xong Thiên Lý farm hủy giống, anh chị được độc quyền giống này.
  2. Hai là anh chị đầu tư một ít, đặt tối thiểu 1000 cây. Giao hàng xong phần còn lại Thiên Lý farm được quyền bán công khai ra thị trường.
  3. Ba là anh chị tặng trái cho chúng tôi, nhận cấy thành công chúng tôi gửi tặng lại 100 cây con để anh chị trồng chơi.
  4. Bốn là anh chị sẽ tự ươm tại nhà theo hướng dẫn sau:

    Chọn giá thể ươm phải là loại có thể giữ ẩm được (giữ ẩm chứ không phải trữ nước như xơ dừa, rêu rừng, dớn trắng,…) Giữ ẩm ở mức tương đối cần thiết cho quá trình nảy mầm của hạt. Và một điểm quan trọng nữa là giá thể đủ nhám để hạt lan dính vào đó mà không bị bong rơi do quá trình tưới hay gió thổi bay. Cần phải giữ được hạt trên nền giá thể ẩm trong thời gian ít nhất 6 tháng thì hạt mới nảy mầm. Vì hạt lan là rất nhỏ và thời gian nảy mầm rất lâu nên đòi hỏi người chăm phải kiên trì theo đuổi đến cùng.

     Tưới nước đều và đủ ẩm. Có thể tưới ngày 1-2 lần hoặc 2-3 ngày/lần tùy vào chất liệu của giá thể và thời tiết. Ví dụ chọn bảng dớn đen để giữ hạt lan và tưới nước giữ ẩm. Nên chọn bảng dày vì để hạt khỏi rơi về phía bên kia. 

     Thực chất hạt lan chỉ cần đủ ẩm để nảy mầm, tuy nhiên vẫn có thể bổ sung định kìa bằng chế phẩm GA3 hoặc Antonic để kích thích quá trình nảy mầm của hạt. Sau 3 tháng sử dụng kích thích nên kiểm trưa thường xuyên vì hạt có thể nảy mầm do tác động của hóa chất. Nếu hạt đã nảy mầm mà gặp hóa chất này thì cây tự hỏng luôn không lên nữa.

    Khi phát hiện hạt đã nảy mầm, anh chị em cần tiếp tục kiên trì với các loại phân bón, kích thích cho lan liều bằng 1/5 liều ghi trên bao bì để cây mau lớn. Từ đó anh chị sẽ có được những cây lan con tự gieo trồng thỏa sức trãi nghiệm.
Trên đây là phần cơ bản của phương pháp gieo thạt tại vườn. Anh chị có thể gieo trực tiếp lên thân cây còn sống rồi dùng vải sợ bọc lại để giữ hạt trên thân cây. Phương pháp này đem lại hiệu quả khá hơn. Tuy nhiên mức độ thành công (tỷ lệ cây con) phụ thuộc vào các yếu tố sau: chất lượng hạt giống (dễ bị nhầm lẫn với hạt phấn), số lượng hạt còn giữ lại trên giá thể đến lúc nảy mầm và mức độ ổn định của độ ẩm.

Các sản phẩm lan giống gieo hạt cấy mô có tại đây
Kính chúc anh chị em sức khỏe và thành công!

Chia sẻ