Đu đủ – kỹ thuật trồng

0

Đu đủ là loại cây ăn trái nhiệt đới, được trồng phổ biến nhiều nơi. Có thể trồng xen cây lâu năm hoặc trồng thành vườn chuyên,… Đu đủ cho năng suất rất cao, tuy nhiên cũng không ít vấn đề mà nhiều người lo lắng.

Cây đu đủ phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa 100mm/tháng, không bị che bóng mát.

Đu đủ rất nhạy cảm với nhiệt độ và ẩm độ, khi nhiệt độ cao (30-35 độ C) hoặc ẩm độ cao, lượng mưa nhiều (250 – 300 mm/tháng) cây sẽ sinh trưởng kém, không hoặc ít đậu trái.

Điều đáng lưu ý là đu đủ là một cây song tử diệp, nhưng thân không cứng và cũng không đâm nhánh, trừ phi đã bắt đầu già cỗi. Cây cao chừng 3-7m và ngọn có nhiều lá, cọng dài 60-70cm, mềm và rỗng ruột, gồm 7 phiến, rộng, thân đầy sẹo lá. Đu đủ thường là cây đồng chu, nhưng nó có thể xếp thành 3 loại trên phương diện giới tính: cây đực, cây lưỡng tính và cây cái. Vài cây đu đủ cũng có thể trổ cả ba loại hoa nói trên. Ngoài ra cũng có cây ra hoa không hẳn hoàn toàn đực, cái hay lưỡng tính mà lại pha lẫn nhiều ít đặc tính của ba loại hoa. Khuynh hướng thay đổi giới tính phần lớn do thời tiết gây ra như khô hạn và thay đổi nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì khuynh hướng sản xuất hoa đực càng lớn. Hoa đực ở cây đực màu hơi xanh lục, mọc từ nách lá trên những chùm dài, nhiều nhánh. Hoa cái ở cây cái lớn hơn, cuống rất ngắn, mọc rải rác hay hai ba hoa ở phần trên thân. Cây đực không có trái. Trái của hoa lưỡng tính được ưa chuộng hơn. Vì vậy, cần lựa chọn cây cho trái với loại hoa cái hay hoa lưỡng tính thích hợp.

Những nghiên cứu về thụ phấn trên đu đủ cho biết rằng: Thụ phấn hoa cái bằng phấn hoa đực thì một nửa số cây con sẽ là cây đực, một nửa sẽ là cây cái; dùng phấn hoa lưỡng tính để thụ phấn hoa cái thì một nửa số cây sẽ là cây cái, một nửa sẽ là cây lưỡng tính; hoa lưỡng tính tự thụ phấn hay thụ phấn chéo với phấn hoa lưỡng tính khác thì cho tỉ lệ một cây cái hai cây lưỡng tính. Nếu dùng phấn cây đực để thụ phấn hoa lưỡng tính thì một phần ba số cây sẽ là cây cái, một phần ba sẽ là cây đực, một phần ba sẽ là cây lưỡng tính.

Đất trồng đu đủ không hoặc ít phèn. Tốt nhất, pH từ 5,5 – 6,5. Đất tơi xốp, dễ thoát nước, cần nhiều phân chuồng và hữu cơ.

Quy cách trồng: Với vườn chuyên đu đủ nên trồng cây cách cây 1.8-2m; hàng cách hàng 2-2.5m. Nên căn dây cho thẳng hàng để tránh đổ ngã. Với những vườn trồng xen cách cây lâu năm nên chọn khoảng cách phù hợp với cả cây đu đủ lẫn cây lâu năm (tuỳ từng loại cây cụ thể). Hố trồng đu đủ nên đào dài x rộng x sâu 50x50x30. Nếu dùng phân chuồng nhiều có thể đào hố sâu hơn để phủ phân tránh rễ cây tiếp xúc trực tiếp tới phân làm thối rễ.

Một trong những vấn đề đáng lưu tâm nữa đó là trồng nghiên gốc – ngọn theo hướng Bắc – Nam. Đầu tiên, trồng nghiên là để hạn chế chiều cao cây giảm đổ ngã. Mục đích của hướng  này là cây đu đủ thích hợp với việc trồng nghiên để đạt năng suất tối ưu. Gốc –  ngọn theo hướng Bắc –  Nam để vườn cây đón nắng đều khắp (nắng hướng Đông – Tây và tránh gió lật (thường gió mạnh thổi hướng Bắc – Nam)

Cách trồng nghiên đu đủ

Cách trồng nghiên đu đủ

Đu đủ là loại quả bổ dưỡng, nó chứa tới 0,6% chất đạm, 0,1 chất béo, 8,3-8,5% chất đường, 20-60% vitamine B,C. Đặt biệt chứa tới 2.000-35.000 đơn vị vitamine A, cao gấp 10 lấn chuối, dứa, gấp 5 lần quả bơ, ổi và gấp đôi xoài. Trong quả đu đủ có rất nhiều enzim  Papain phân huỷ Protein.  Ngay nay đã có nhiều công ty, tổ chức nghiên cứu thu mua nhựa đủ đủ để chiết suất enzim này mục đích vẫn là để phân giải Protein trong thực phẩm và tẩy tế bào chết trong mỹ phẩm.

Tuy nhiên đu đủ cũng không phải là loại cây dễ trồng. Chúng thuộc nhóm cây “nắng không ưu; mưa không chịu” nên đã không ít nhà vườn trắng tay với loại cây này.

Như đã trình bày ở trên, việc nắng hạn, khô ráo cây sẽ ra ho đực nhiều hơn hoa cái làm giảm năng suất đáng kể. Đồng thời với kiểu khí hậu này sẽ là điều kiện cho bù lạch, bọ trĩ phát triển (xem thông tin về bù lạch, bọ trĩ  https://thienlyfarm.com/bu-lach-virus-kham-hai-bau-bi-dua-hau) mà thiệt hại chính là virus khảm xuất hiện. Cây bị virus này năng suất chỉ còn 10-20% và khả năng thất thu lên đến 95-100%, không có cách cứu chữa.

Đu đủ bị khảm virus

Đu đủ bị khảm virus

Đu đủ bị khảm virus

Đu đủ bị khảm virus

 

Đu đủ bị khảm virus

Đu đủ bị khảm virus

Ngoài ra, đu đủ cũng có những vấn đề khác nhau sâu, rầy, rệp nhưng những vấn đề này không đáng ngại lắm. Với 3 đối tượng này chúng ta có thể dùng Penaty hay Chết rầy,… liều 1.5 theo liều khuyến cáo là giải quyết được. Cách ly 10 ngày trước khi thu hoạch!

Vào mùa mưa nên phòng bệnh ở rễ cho cây với các nhóm thuốc trị nấm rễ như Ridomil god, Aliette, Topsin, Phytocide phun xen kẽ giữa các lần để đảm bảo không kháng thuốc mà bảo vệ được bộ rễ của cây. Liều dùng 1.5 lần liều khuyến cáo để phòng bệnh. (chỉ phun ở phần gốc)

Kính chúc bà con có những vụ mùa bội thu!

Chia sẻ