Những sau hại chính trên cây hồ tiêu
1.Tuyến trùng hại rễ
Tuyến trùng là loại sinh vật có kích thước rất nhỏ. Meloidogyne incognita là loại tuyến trùng thường gặp nhất trên hồ tiêu. Chúng chui vào bên trong rễ để hút nhựa cây rồi sống hẵng trong đó tạo thanh tổ (các u, bứu trong rễ như những nốt sần). Chúng làm cho quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây bị gián đoạn dẫn đến cây còi cọc, kém phát triển. Đồng thời những vết đục trên rễ của tuyến trùng là tác nhân đưa virus và các loại nấm bệnh khác nhâm nhập và gây hại. Khi cây bị còi cọc thì sức đề kháng cũng giảm đáng kể. Lúc này gặp các loại Fusarium, Phytothora, Rhyzoctonia,… tấn công thì cây gần như chỉ còn con đường chết. Do vậy công tác phòng và trị tuyến trùng và các đối tượng xâm nhập khác là rất quan trọng.
Việc phòng và trị tuyến trùng gặp không ít khó khăn do chúng sống trong đất. Do đó bà con nên chú ý xử lý đất trước khi trồng. Sau khi đào hố xong bà con tiến hành đốt hố để tiêu diệt tuyến trùng. Sau đó bón vôi (1kg/hố) nhằm hạn chế tối đa môi trường sống của chúng.Sử dụng phân hữu cơ cũng là một phương pháp để hạn chế tuyến trùng nhờ vào sự phát triển của các sinh vật có ích.
Chọn giống sạch bệnh, ươm giống ở những nơi khô ráo, không có mầm bệnh. Sau khi trồng xong hạn chế xới gốc làm tổn thương rễ cây; trồng cây chắn gió, kiểm soát độ ẩm trong đất, bón phân cân đối, chú ý đến phân hữu cơ để tăng tính đối kháng với tuyến trùng nói riêng và các mầm bệnh khác nói chung. Dọn sạch các tàn dư thực vật là nơi trú ngụ của tuyến trùng. Khi vào mùa mưa hoặc lúc mới tưới xong nên xử dụng thuốc hóa học sục kèm để phòng bệnh cho cây.
2. Rệp sáp
Rệp sáp gây hại tất cả các bộ phận của cây từ thân, lá, quả đến rễ trên cây tiêu. Rệp sáp hại rễ là đối tượng gây hại nguy hiểm, đã từng gây nạn dịch làm hủy diệt nhiều vườn tiêu tại Đăk Lăk vào những năm trước 1990 và hiện nay chúng cũng là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng vàng lá, chết cây tại các vùng trồng tiêu ở nước ta
Rệp sáp là loài côn trùng chích hút, cơ thể có hình oval hơi tròn, chiều dài 2,5 – 3,5 mm, chiều rộng 1,8 – 2,0 mm, xung quanh cơ thể có 18 cặp tua ngắn, cặp thứ 17 dài hơn các cặp khác. Trên cơ thể của rệp sáp có nhiều bột sáp trắng nhưng vẫn còn vệt ngang theo ngấn các đốt. Nếu gạt bỏ lớp bột sáp ra cơ thể rệp sáp có màu hồng nhạt, nâu nhạt hay vàng nâu.
Biện pháp phòng trừ
Trồng xen trong vườn tiêu một ít sả hay vài hàng hoa vạn thọ, hoa cúc. Mùi từ lá của những loại cây này góp phần hạn chế sự xuất hiện của nhiều đối tượng sâu hại trong đó có rệp sáp. Khi vườn cây bị rệp sáp gây hại thì chỉ còn cách là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun đều hết lên cây để trị.
Đối với cây bị gây hại ở rễ, việc phòng trừ rệp sáp hại rễ chỉ có hiệu quả khi cây bắt đầu có triệu chứng chậm phát triển, cây vàng lá nhẹ, rệp sáp chưa tạo ra măng xông.
3. Rệp muội đen Có 2 loại rệp: không cánh và có cánh. Rệp trưởng thành không cánh cơ thể trần trụi, hình quả lê dài 1,5 – 2 mm, màu đen hoặc hơi đỏ. Trong điều kiện nóng ẩm, một rệp cái đẻ trung bình 30 – 50 con và chỉ sau 7 – 10 ngày rệp non lại trở thành rệp cái và đẻ con, cho nên ổ rệp hình thành rất nhanh chóng.
Rệp muội sống tập trung ở các chồi non, lá non, trái non hút nhựa và làm lá non xoăn lại, cây tiêu chậm phát triển, các lá tiêu cong queo dị hình, quả bị khô héo. Trong quá trình sinh sống, rệp tiết ra chất thải là môi trường phù hợp cho nấm bồ hóng phát triển và dẫn dụ kiến. Rệp muội chích hút làm lan truyền bệnh virus từ cây tiêu bệnh sang cây tiêu khỏe.
Biện pháp phòng trừ như với rệp sáp.
4. Sâu đục thân: Có 2 loại là sâu đục thân xén tóc và sâu vòi voi
Con trưởng thành dài 10,5 – 11,5 mm, phần thân rộng nhất 4 mm. Đầu màu nâu sẫm, thân màu nâu đất, có râu ngắn hơn nhiều so với chiều dài thân. ấu trùng thường có màu trắng trong, ấu trùng có các dạng từ tuổi 1 đến tuổi 5, kích thước ấu trùng tuổi 5 khoảng 13 mm. Nhộng trần, chiều dài 12,5 – 14 mm. Con trưởng thành màu nâu đen, ở đầu có vòi dài cong xuống vuông góc với thân, kích thước dài 4,6 – 5 mm kể cả vòi, rộng 2 mm. ấu trùng dài 6,0 – 6,5 mm, có màu trắng ngà, khi tách khỏi thân cành tiêu sẽ thấy có hình cong lưng bụng. Nhộng có kích thước bằng hoặc lớn hơn con trưởng thành một ít, khi mới hóa nhộng có màu trắng ngà.
Sâu đục thân vòi voi thường gây hại ở phần thân tiêu sát mặt đất, có khi chúng còn gây hại cả phần rễ chính của cây tiêu
Ngược lại, sâu đục thân xén tóc thường gây hại ở phần trên của thân và nhánh cây tiêu. Sâu có thể đục 1 hoặc nhiều cành trên cây tiêu, do vậy có thể làm vàng, héo và khô cành hoặc cả cây. Thân, cành bị hại thường dễ gãy ngay ở đốt có sâu đục vào. Khi chẻ thân, cành tiêu ra thường thấy có sâu đục thân ở các dạng ấu trùng, nhộng hoặc con trưởng thành chưa đủ cứng cáp để chui ra ngoài. Con trưởng thành có thể cắn cả chùm bông, chùm quả. Dẫn đến hiện tượng rụng bông, quả, làm giảm năng suất
Biện pháp phòng trừ như đối với rập sáp.
Xin khép lại phần 4. Mời bà con xem tiếp ở các bài viết sau. Kính chúc bà con có những vụ mùa bội thu!