Nhân giống cây trồng nói chung và nhân giống phong lan nói riêng có nhiều cách làm nhưng quy tụ ở hai phương pháp. Đó là nhân giống vô tính và nhân giống hữu tính.
Nhân giống hữu tính là cách làm truyền thống. Cây con được mọc lên từ hạt do quá trình gieo phấn giữa cây bố mẹ tạo thành. Vì vậy tính trạng của cây con hoàn toàn không thể xác định trước được. Chúng có thể giống cây mẹ nhiều hơn hoặc giống cây bố nhiều hơn; hoặc mang đặt tính của cây bố – mẹ theo một tỷ lệ nào đó mà không xác định được. Ưu điểm của phương pháp này là có thể tạo ra những giống mới do sự tổ hợp di truyền của cây bố – mẹ tạo thành hoặc do quá trình đột biến.

Gieo hạt
Nhân giống vô tính với cây trồng các loại thường là giâm cành và chiết cành. Ghép thực ra cũng là một phương pháp giâm cành nhưng giá thể giâm lại là một bộ phận của cây khác như thân, gốc hoặc cành. Còn đối với phong lan thì đó là tách bụi, ươm kei, và cao hơn nữa là cấy mô. Nhân giống vô tính cây sinh ra mang 100% đặt tính của cây mẹ. Vì vậy, những giống cây tốt người ta hay dùng phương pháp này để đảm bảo duy trì nguồn gen quý.

Cấy mô
Trong thế giới hoa phong lan, việc duy trì đặt tính của cây mẹ là rất cần thiết vì thế giới này có muôn vàng hình dáng, màu sắc và hương thơm khác nhau. Do đó, công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật được sử dụng để nhân những dòng lan cực kỳ quý hiếm này. Bởi lẽ đây là phương pháp nhân nhanh số lượng cây giống. Việc ươm kei, tách bụi cũng nhân được nhưng số lượng không nhiều, thời gian khá lâu trong khi đó nhân giống bằng phương pháp cấy mô đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Cấy mô
Trong nuôi cấy giống hoa phong lan, việc cấy mô tốn nhiều thời gian hơn gieo hạt. Vì cấy mô chúng ta chỉ có 1 số lượng mẫu nhất định < 10 mẫu; trong khi đó gieo hạt hoa phong lan chúng ta có cùng lúc hàng nghìn mẫu (mỗi trái lan có hàng nghìn hạt). Vì vậy giá thành của cây giống cấy mô và gieo hạt cũng khác nhau.
Thiên Lý!