Mô hình chăn nuôi lợn sữa

0

    Vấn đề thực phẩm an toàn ngày càng trở thành đề tài mà không ít người quan tâm. Trước những vấn đề như thuốc tăng trọng, chất tạo nạc trong chăn nuôi, nhiều người tiêu dùng đã và đang rất e ngại mỗi khi chọn thực phẩm cho gia đình. Cũng từ đó nhưng mô hình sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong đó mô hình nuôi lợn sữa đang là mô hình mới hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con chăn nuôi.

    Lợn sữa hay lợn cỗ là loại lợn được làm thịt ngay khi con lợn còn đang bú sữa mẹ. Do đó, về mặt giá trị dinh dưỡng thì thịt lợn sữa có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn, thịt mềm và đặc biệt là khá an toàn vì lợn con chỉ mới sử dụng thức ăn chính là nguồn sữa của lợn mẹ. Cho nên bà con nên chọn lợn Móng Cái làm giống. Đây là giống lợn nội địa, ít bệnh tật, chế độ dinh dưỡng cho lợn mẹ thấp và đặc biệt là mắn đẻ, đẻ sai (trung bình 12-14 con/lứa). Lợn hậu bị khoàng 6 tháng là động đực lần đầu và 20-30 ngày sau đẻ lợn mẹ động đực lại. Đây là một ưu điểm mà không phải giống lợn nào cũng có được.

    Về thiết kế chuồng trại, bà con thiết kế chuồng theo dãy dài, mỗi ô chuồng tối thiểu cần 6m2 (2×3) xây cao 90cm là vừa vì lơn Móng Cái ít khi phóng cao ra khỏi chuồng. Bà con nhớ chừa cửa để lùa lợn đực vào phối giống. Sau khi thiết kế chuồng trại bà con cần chú ý đến khu vực cho lợn con chơi.  Ở khu vực này bà con cũng cần che nắng, mưa và đảm bảo sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe lợn con. Quy mô chăn nuôi lớn hay nhỏ là tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình mà bà con tính toán và thiết kế cho hợp lý.

      Nguồn thức ăn chủ yếu cho hình thức chăn nuôi này chính là rau lang, rau muống. Đây là yếu tố làm giảm giá thành sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình. Tùy số lượng lợn mẹ nuôi mà bà con cần diện tích trồng rau tương ứng để làm thức ăn cho lợn. Ngoài ra bà con cũng cần bổ sưng thêm bột mì, bột bắp và có thể một ít thực phẩm công nghiệp trong thời kỳ lợn mẹ mang thi và lúc nuôi con nhỏ để đảm bảo sức khỏe cho lợn mẹ đồng thời thúc đẩy quá trình động đực lại của lợn mẹ.  Bà con cũng có thể tận dụng thức ăn thừa rồi nấu chín làm thức ăn cho lợn mẹ. Đây cũng là giải pháp làm giảm chi phí sản xuất trong chăn nuôi.

     Ở lợn mẹ bà con chú ý tiêm phòng đầy đủ để hạn chế dịch bệnh. Ngoài ra, trong thời gian mang thai của lợn mẹ bà con chú ý bổ sung Canxi khoáng để giúp lợn con khỏe mạnh sau này. Khi lợn đẻ bà con chú ý can thiệp để các lợn con được bú đều giúp cho bầy lợn con đồng đều hơn. Nếu những nái đẻ số con nhiều hơn số vú bà con cần chia số lợn thành 2 lần cho bú để đảm bảo lợn con bú được sữa mẹ.

    Lợn con được 18-22 ngày tuổi là có thể xuất bán.

Kính chúc bà con thành công!

Chia sẻ