Rụng nụ, nứt trái, thối trái – cách khắc phục

0

Theo quan sát và nhận diện trên thực tế sản xuất vấn đê rụng trái xanh và thối trái làm thiệt hại 30% năng suất. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Xin chia sẻ một vài kinh nghiệm như sau:

Tình trạng rụng trái non nói chung và rụng trái non trên cây ăn quả nói riêng không phải là hiện tượng hiếm gặp trong sản xuất nông nghiệp. Ở đây tồn tại 2 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

1 là cây thiếu dinh dưỡng nuôi trái nên theo bản năng tự nhiên nó không thể chết để hư hỏng 100% số trái đang có. Vậy theo nguyên tắc sinh tồn cây sẽ “tự tử” một số lượng trái nhất định nhằm đảm bảo dinh dưỡng để nuôi những trái còn lại cũng như để duy trì sự sống cho cây. Như vậy, với nguyên nhân này bà con chúng ta có thể khắc phục bằng cách cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng thiếu dinh dưỡng vẫn còn 2 yếu tố.

Một là đất thiếu dinh dưỡng để cây sử dụng. Giải quyết việc này đơn giản chỉ cần cung cấp thêm dinh dưỡng là xong.

Hai là đất có hoặc không có dinh dưỡng nhưng rễ cây bị tổn thương không vận chuyển từ đất lên cây được. Vấn đề này nan giải hơn nhiều vì khi cung cấp dinh dưỡng cho đất nhưng nếu cây không hấp thụ được thì vẫn rụng trái như thường. Vậy để khắc phục tình trạng này chúng ta cần kiểm tra bộ rễ của cây. Nếu rễ có tổn thương hoặc có vấn đề thì khắc phục vấn đề rồi mới cung cấp dinh dưỡng cho đất.

Những tổn thương của rễ thường do côn trùng cắn phá (sâu đất, sùng, tuyến trùng) thì dùng thuốc Diazinon 10H rãi vào gốc đề diệt côn trùng. Sau đó dùng các loại phân kích thích rễ (nhóm Auxin và lân) để kích thích rễ cây phát triển. Còn những tổn thương rễ do nấm và vi khuẩn gây ra thì dùng các loại thuốc trị nấm, vi khuẩn như Ridomil, Topsin, Aliette, Phytocde,… để trị nấm, vi khuẩn, Sau đó dùng chế phẩm Trichoderma để bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất và kích thích rễ như trên. Nên nhớ dùng thuốc trước khi dùng Trichoderma vì nếu làm ngược lại thuốc sẽ tiêu diệt luôn cả những vi sinh vật có trong Trichoderma; coi như không dùng Trichoderma.

Khắc phục được những nguyên nhân gây tổn thương lại hại rễ xong chúng ta tiến hành cung cấp dinh dưỡng cho đất. Trường hợp rụng trái này quan hệ mật thiết với việc thiếu Canxi trong cây. Thiếu Canxi thì quá trình vận chuyển các chất trong cây trở nên lỏng lẽo; khả năng liên kết kém làm trái rụng, nứt trái đồng thời là nguyên nhân cho các loại nấm bệnh xâm nhập trên trái.

2 là co cây bị bệnh. Cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp trị bệnh cho cây trước khi nghĩ đến chuyện khắc phục rụng nụ. Trường hợp này ít gặp nên mỗi loại cây, mỗi giai đoạn có những vấn đề khác nhau. Xin hướng dẫn cách để phòng ngừa như sau:

Quy trình phòng ngừa sẽ là khi cây sắp ra hoa nên bón tăng cường Canxi Nitrate cho cây. Liều lượng 4kg/1000 cây với cây ngắn ngày như ớt, bầu bí; cây ăn quả tuỳ từng trường hợp cụ thể để có liều dùng thích hợp.sẽ hạn chế tối đa hiện tượng rụng trái đồng thời tăng sức đề kháng cho cây. Nếu cây cho thu hoạch nhiều đợt nên định kỳ 15 ngày 1 lần để tăng cường cho cây. Có thể dùng phân bón lá có thành phần Canxi, Bo để bổ sung cho cây.

Tình trạng thối trái và nứt trái cũng do thiếu Canxi gây ra. Quá trình này có sự tham gia của các loại nấm kí sinh lên trái như thán thư, thối nhũn. Cần tiêu diệt các nấm bệnh và cung cấp Canxi, Kali để cây phục hồi. Xem thêm ở bài https://thienlyfarm.com/dinh-duong-voi-cay-trong/ để có cách cung cấp dinh dưỡng đầy đủ nhất.

Một vài hình ảnh về tình trạng rụng nụ, nứt quả, rụng trái non

Rụng trái non ở cây

Rụng trái non ở cây

qua-ca-phe-rung

 

Chia sẻ